F&B là gì? Một thuật ngữ khá quen thuộc và rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Bạn đang quan tâm và tìm hiểu về ngành F&B? Bạn đang muốn đầu tư trong lĩnh vực này? Bài viết ” Ngành hàng F&B là gì? ” sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết mà bạn nên biết khi tìm hiểu về F&B.
Khái niệm ngành F&B
F&B (Food and Beverage) là loại hình dịch vụ kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, ăn uống. Nơi cung cấp dịch vụ F&B phổ biến có thể kể đến là khách sạn và các đơn vị kinh doanh đồ ăn thức uống độc lập như nhà hàng, quán cà phê, quán ăn… Riêng với lĩnh vực kinh doanh khách sạn, F&B là một trong những yếu tố mang lại nguồn doanh thu cao nhất, bên cạnh dịch vụ thuê phòng lưu trú, bởi tốc độ phát triển cũng như tỷ suất lợi nhuận mà nó mang lại.
Nguồn gốc của ngành F&B
Ngành F&B đã xuất hiện từ rất lâu, khi loài người biết được khái niệm về loại hình kinh doanh đồ ăn – thức uống và khái niệm F&B đã được hình thành từ lúc đó nhưng chưa được phổ biến và hiểu rõ hơn về loại hình dịch vụ này.
Tuy nhiên, khái niệm về F&B chỉ mới được tìm hiểu chuyên sâu và được phân bố rộng rãi vào khoảng thế kỉ 19, khi mà Nicholas Appert phát minh là đồ ăn đóng hộp và Louis Pasteur tìm ra được kỹ thuật thanh trùng (còn gọi Pasteurisation). Từ đó, đồ ăn và thức uống có thể được bảo quản và lưu trữ lâu hơn, thì khái niệm và ngành F&B cũng được phát triển mạnh mẽ hơn cho đến ngày nay.
Vậy vai trò của ngành F&B
– Phục vụ cho nhu cầu ăn uống của khách hàng
– Hỗ trợ quá trình tăng doanh thu
– Giúp làm tăng khả năng ghi nhớ và nhận diện về thương hiệu
Học gì để ra làm F&B?
Sinh viên theo đuổi ngành F&B sẽ có những trải nghiệm thú vị khi xây dựng kiến thức về các loại rượu, bia, cocktail và nghệ thuật ăn uống. Ngoài ra, kiến thức trong ngành này cực kì thực tế, chẳng hạn như:
- Nghiệp vụ cơ bản trong ngành dịch vụ
- Quản trị đa văn hóa
- Tính toán chi phí thực phẩm và nguyên liệu
- Thiết kế thực đơn
- Cách bố trí không gian – ẩm thực
- Lập kế hoach tài chính
Đặc thù của ngành F&B là yêu cầu sinh viên nắm được quá trình vận hành dịch vụ ăn uống tại một nhà hàng và hiểu được những vấn đề về thực phẩm của cuộc sống hiện đại ngày nay, ví dụ như nguồn cung ứng thực phẩm địa phương và các thực phẩm hữu cơ. Ngoài ra, chương trình đào tạo còn khơi dậy tiềm năng về sự tinh tế khi chế biến và phục vụ các món ăn, cũng như đòi hỏi người học cần có sự chăm chỉ, nắm vững lí thuyết và tập trung đầu tư vào sản phẩm phục vụ đến khách hàng.
Các mô hình kinh doanh F&B phổ biến hiện nay
– Mô hình F&B trong kinh doanh chuỗi khách sạn
– Mô hình kinh doanh F&B công nghệ
– Kinh doanh quán cafe
– Kinh doanh quán trà sữa
– Kinh doanh đồ ăn nhanh
– Nhà hàng
– Quán ăn
– Buffet tiệc
– Bar/pub/lounge
– Karaoke/billiard…
Tiềm năng và xu hướng ngành F&B tại Việt Nam
Trong thời điểm suy thoái kinh tế, nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên F&B là một trong những ngành nghề hiếm hoi vẫn giữ được mức độ tăng trưởng ổn định. Doanh thu ngành F&B tại Việt Nam năm 2023 dự kiến tăng trưởng 18%, đạt hơn 700.000 tỷ đồng.
Trên hầu hết các tuyến phố, bạn dễ dàng bắt gặp các loại hình kinh doanh của F&B như quán cafe, trà sữa, ăn vặt…Một mô hình khá phổ biến và được đông đảo các Start up lựa chọn để khởi nghiệp tuy mức độ cạnh tranh cao, nhưng lượng khách hàng dồi dào và phong phú.
Tổng kết
F&B là một trong những kênh đầu tư đáng được quan tâm và là lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ khi bắt đầu khởi nghiệp. Dịch vụ ăn uống mang lại giá trị kinh tế cao và ổn định, bạn cần cân nhắc và chuẩn bị thật kỹ lưỡng những kiến thức liên quan để có thể bắt đầu với F&B một cách thuận lợi, ít rủi ro nhất.